Làm sự kiện là nghề nhìn thì lung linh nhưng lại bào mòn sức khỏe và tinh thần nhiều hơn người ta tưởng. Đằng sau ánh đèn sân khấu và nụ cười rạng rỡ là những ca trực đêm, những buổi chạy timeline sát giờ và đôi mắt thâm quầng vì mất ngủ. Đặc biệt là khi bạn phải chạy liên tục 3 - 4 event mỗi tháng, không có thời gian hồi sức, không có thời gian sống cho chính mình.
Đây không phải là bài than thở, mà là một lời cảnh tỉnh và đồng cảm: burnout (kiệt sức) trong ngành sự kiện là có thật, và nó cần được gọi đúng tên. Cùng Hoàng Huy Media bóc tách câu chuyện này – để nếu bạn cũng đang “cười cho qua” mỗi lần căng thẳng, bạn sẽ biết mình không cô đơn.
Nhiều người làm sự kiện ban đầu vì đam mê, vì sự hào nhoáng và năng động của ngành này. Nhưng càng làm lâu, càng dễ rơi vào trạng thái mà người ta gọi là “cháy nghề” – burnout. Bạn bắt đầu quên mất ngày cuối tuần là gì. Thời gian nghỉ ngơi hiếm hoi cũng bị lấp đầy bởi cuộc gọi của khách hàng, tin nhắn nhóm chat, và hàng tá chi tiết phải chỉnh lại trước giờ G. Bạn vẫn cười, vẫn giữ vẻ chuyên nghiệp, nhưng trong lòng thì trống rỗng. Đôi khi bạn tự hỏi: mình làm việc để sống hay đang sống để chạy deadline?
Burnout không đến ngay sau một event mệt. Nó là quá trình tích lũy — khi bạn liên tục bị căng thẳng mà không có thời gian phục hồi. Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp nhất, và bạn hãy thành thật với chính mình xem mình có đang rơi vào những tình trạng này không.
Bạn không còn hào hứng mỗi khi briefing concept mới. Timeline chỉ là thứ phải làm cho xong, không còn cảm giác hứng thú như trước nữa.
Sự thiếu kiên nhẫn tăng lên rõ rệt. Bạn không còn tâm trí để xử lý các vấn đề nhỏ, dễ nổi nóng và căng thẳng dù chỉ vì chuyện rất vụn vặt.
Mắt mở ra là nghĩ tới việc. Ngủ nhưng không thật sự nghỉ. Thường xuyên mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần, dù công việc vẫn hoàn thành đúng hạn.
Khi điện thoại reng, bạn không dám không bắt máy – kể cả đang ăn tối hay đi chơi. Bạn thấy có lỗi khi “dám” nghỉ một ngày trọn vẹn.
Làm sự kiện áp lực là điều không tránh khỏi, nhưng burnout không phải là “số phận mặc định” của người trong ngành. Vấn đề là bạn cần có chiến lược giữ năng lượng và cảm hứng, đặc biệt trong những giai đoạn chạy liên tục nhiều chương trình.
Giải pháp tích cực: Để tránh burnout khi chạy sự kiện liên tục, hãy xây dựng “nhịp nghỉ chủ động” – tức là chủ động sắp xếp các khoảng thời gian nghỉ ngắn ngay sau mỗi chương trình. Chỉ cần vài giờ không email, không brief, không điện thoại cũng đủ để tinh thần hồi phục. Đây là cách giúp bạn lấy lại năng lượng, giữ sự sáng tạo và tránh kiệt sức mà vẫn duy trì hiệu suất công việc ở mức cao.
Ngoài ra, bạn hãy hãy thử những cách sau:
► Chia việc đúng người, đúng lúc: Đừng ôm hết mọi đầu việc. Tin tưởng team là cách để bạn làm nghề dài hơi.
► Thiết lập ranh giới với công việc: Một khung giờ “offline hoàn toàn” mỗi ngày sẽ giúp não bạn có không gian hồi phục.
► Làm mới bản thân thường xuyên: Dù chỉ là một buổi cà phê, một cuốn sách hay chuyến đi ngắn – đều có thể làm mới cảm hứng và năng lượng.
Không ai có thể chạy hoài mà không dừng. Và dừng đúng lúc là kỹ năng sống còn của người làm nghề bền vững.
Chúng tôi tin rằng: nghề tổ chức sự kiện không nên là một cuộc chạy marathon không hồi kết. Làm nghề giỏi là một chuyện, giữ được sức khỏe, tinh thần và sự tử tế khi làm nghề – mới là điều đáng tự hào. Đó là lý do chúng tôi luôn xây dựng quy trình khoa học, teamwork linh hoạt và văn hóa nội bộ đề cao sự đồng hành
Liên hệ với chúng tôi để nhận thông tin mới nhất